Bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng hay còn gọi là bệnh rỉ sắt đang trở thành mối đe dọa lớn đối với người trồng cây ăn trái này. Bệnh gây ra những tổn thất nghiêm trọng về sản lượng và chất lượng. Những vết rỉ sắt màu cam đỏ xuất hiện trên lá và quả không chỉ làm quá trình sinh trưởng của cây gặp khó khăn mà còn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của sầu riêng. Hiểu biết rõ về bệnh và có các biện pháp thích hợp là chìa khóa then chốt để đảm bảo năng suất vườn trồng.
- Tên thường gọi: Bệnh rỉ sắt, bệnh đốm mắt cua,…
- Tên tiếng anh: Brown eye spot
- Tác nhân gây bệnh: Xanthomonas campestrippv.cv
1. Nguyên nhân gây bệnh rỉ sắt trên sầu riêng
![Bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng](https://sinhhocchaua.com/wp-content/uploads/2024/06/la-sau-rieng-bi-dom-mat-cua.jpg)
Bệnh đốm mắt cua hay còn được gọi là bệnh rỉ sắt trên sầu riêng phát sinh do sự xâm nhập và tấn công bởi một loài vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas campestrippv.cv.
Điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm bệnh là nhiệt độ cao trong khoảng 20-30 độ C và độ ẩm môi trường cao. Những cây và lá non là nơi vi khuẩn gây hại nhiều nhất.
Vi khuẩn lây lan nhanh chóng thông qua nguồn nước (nước mưa, nước tưới), vật dụng làm vườn, côn trùng hoặc qua các vết thương cơ giới do con người tạo ra trong quá trình chăm dưỡng cây trồng.
Ở các lá non chịu sự tán công của sâu vẽ bùa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh đốm mắt cua xâm nhập và gây hại thông qua các vết thương hở.
2. Biểu hiện của bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng
![](https://sinhhocchaua.com/wp-content/uploads/2024/06/dac-diem-vet-benh-ri-sat.jpg)
Vi khuẩn tấn công cây sầu riêng ở hai bộ phận chính đó là lá và quả. Biểu hiện bệnh cụ thể được mô tả như sau:
Triệu chứng bệnh đốm mắt cua trên lá:
Khi vi khuẩn xâm nhập gây hại trên lá làm xuất hiện các vết bệnh màu vàng sáng, ban đầu chỉ nhỏ như vết kim châm. Nếu không được phát hiện kịp thời, vết bệnh sẽ phát triển thành các đốm màu nâu nhạt với đường kính biến đổi phụ thuộc theo giống cây trồng. Vi khuẩn gây hại ở cả hai mặt lá, ở các vị trí xung quanh vết bệnh sẽ có đường viền vàng sáng, tuy nhiên lá sầu riêng không bị biến dạng.
Triệu chứng bệnh đốm mắt cua trên quả:
Quả sầu riêng khi bị vi khuẩn tấn công sẽ xuất hiện các đốm nấm đen cục bộ hoặc lan ra toàn bộ quả. Những vết nấm bệnh này có màu nâu, mép vết bệnh nổi gờ và mô tế bào ở giữa vết bệnh sẽ bị chết và rạn nứt. Khi diễn biến bệnh nặng sẽ khiến cho quả bị biến dạng, khô héo và rụng sớm.
3. Tác hại của bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng
Bệnh do vi khuẩn gây ra nên tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vườn:
- Giảm năng suất: Bệnh đốm mắt cua làm lá cây bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự phát triển của cây. Điều này dẫn đến giảm năng suất trái.
- Chất lượng quả giảm: Các vết bệnh trên quả khiến chúng mất đi giá trị thương mại. Quả bị bệnh thường có vết nám, biến dạng và ít nước, không đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ hoặc xuất khẩu.
- Làm cây suy yếu: Bệnh tấn công cả lá và quả, làm cho cây sầu riêng suy yếu dần. Cây bị bệnh không chỉ cho năng suất thấp mà còn dễ bị tấn công bởi các loại bệnh khác.
- Tăng chi phí sản xuất: Người trồng phải chi thêm tiền để mua thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp phòng trừ bệnh, tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi nhuận.
- Gây rụng quả sớm: Bệnh nặng có thể khiến quả sầu riêng bị khô sớm, biến dạng và dễ rụng, làm mất mát sản lượng trái thu hoạch được.
4. Biện pháp quản lý
![](https://sinhhocchaua.com/wp-content/uploads/2024/06/phong-tru-dom-mat-cua.jpg)
Biện pháp canh tác:
- Bố trí mật độ và khoảng cách trồng cây hợp lý, không trồng quá dày.
- Xây dựng hệ thống thoát nước cho vườn hợp lý, tránh tồn đọng nước trong vườn, bệnh hại sẽ phát triển.
- Cải tạo, phục hồi đất trồng sau mỗi mùa vụ.
- Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
- Vệ sinh các dụng cụ làm vườn.
- Vệ sinh vườn trồng, tàn dư thực vật trong vườn.
Biện pháp phòng trừ:
Sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn để xử lý bệnh. Một số sản phẩm có chứa hoạt chất như Dimethomorph, Cyazofamid,... kết hợp cùng Giáp đồng để vừa diệt nấm khuẩn và tẩy rửa rong rêu trên vườn.
Đón xem các bài viết khác về kỹ thuật canh tác cây trồng tại đây!