Với sự đa dạng về giống bắp và các loại cây lương thực, Việt Nam là một trong những quốc gia canh tác bắp (hay còn được gọi là ngô) nổi tiếng trên thế giới. Cùng với sự đa dạng về giống ngô, từ các giống bắp nội địa truyền thống đến các loại giống ngô lai tạo nhập khẩu, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của người tiêu dùng trong nước đến xuất khẩu.
1. Các giống Ngô (bắp) phổ biến ở Việt Nam
1.1. Các loại giống bắp nếp
Với mùi vị thơm, ngọt nhẹ và hạt dẻo, mẩy. Năng suất từ 3-4 tấn/ha (tùy điều kiện đất đai thổ nhưỡng mà bắp nếp có thể đạt năng suất cao từ 5 – 6h tấn/ha).

Các giống bắp nếp khá được ưa chuộng ở Việt Nam, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn như xôi chè bánh… có thể kể đến một số loại như:
Bắp nếp nương: loại này trồng phổ biến ở khu vực vùng núi phía Bắc nước ta. Bắp nếp nương là giống bắp nếp địa phương, hạt nhỏ và dẻo, mùi thơm dịu.

Bắp nếp vàng: là giống có hạt tròn, vàng mỡ gà, trồng đa số ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, phù hợp canh tác hữu cơ vườn rừng thuận theo tự nhiên.
Bắp nếp lai: Các giống bắp nếp lai có thể kể đến như LVN10, VN556 là loại được lai tạo từ các giống bắp ngọt kết hợp cùng bắp nếp địa phương, cho năng suất cao và chất lượng hạt tốt hơn
1.2. Các loại giống bắp ngọt
Bắp ngọt là loại khá phổ biến với đặc điểm hạt bắp mềm, mọng nước, ngọt đậm, các loại này thường được chế biến đa dạng và ưa chuộng trong ẩm thực, bao gồm:
Bắp (ngô) Mỹ: loại này khá quen thuộc ở thị trường Việt Nam. Là giống nhập khẩu, với hạt đều, to mẩy. Có màu vàng tươi và ngọt rất đậm vị.

Bắp siêu ngọt: là loại bắp có độ ngọt đậm vị hơn so với các loại bắp thông thường có thể kể đến như bắp lại siêu ngọt Sweetcorn, SugarBuns,…

1.3. Các loại giống bắp lai:
Để tạo ra các giống mới có năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt và chất lượng hạt to, tốt hơn nên các nhà khoa học về cây trồng đã thực hiện quá trình lai tạo giữa các giống bắp khác nhau, chẳng hạn như:
Bắp NK4300: giống này có khả năng sinh trưởng ngắn (tầm 100 ngày), là giống bắp lai đơn, với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Giống NK4300 được trồng nhiều ở miền Trung và các tỉnh Khu vực phía Bắc.

Bắp NK66: đặc điểm của giống lai đơn này có năng suất cao, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu và được trồng phổ biến cả 3 miền từ Bắc, Trung và phía Nam.
Bắp CP888: với thời gian sinh trường ngắn và năng suất cao kết hợp cùng khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, giống bắp CP888 được trồng nhiều ở các tỉnh khu vực phía Nam Việt Nam.
1.4. Các giống bắp đặc sản:
Với sự đa dạng về chủng loại các giống bắp, ngoài các giống đã kể trên, Việt Nam còn có nhiều loại giống độc lạ, màu sắc cực kỳ độc đáo, có thể kể đến như:
Bắp tím: là giống có màu sắc bắt mắt với màu tím than, hương vị vô cùng độc đáo và chứa nhiều các chất chống oxy hóa tốt.

Bắp đỏ: Là giống bắp với màu đỏ tươi vô cùng ấn tượng, bên cạnh đó giống bắp đỏ này hàm lượng vitamin A và chất xơ rất cao.

Bắp ngũ sắc: với các hạt có nhiều màu sắc khác nhau trên cùng 1 trái, khiến loại bắp ngũ sắc này độc đáo và thu hút người tiêu dùng.

2. Giống ngô siêu ngọt (ăn trực tiếp) được Học viện Nông nghiệp Việt Nam lai tạo thành công
Giống ngô SSW18 có màu trắng sữa, mềm, độ ngọt cao, đặc biệt hái xuống có thể thưởng thức ngay mà không cần qua quá trình chế biến.

Theo chia sẻ của Phó trưởng phòng Nghiên cứu cây trồng cạn, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà (Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam), giống ngô SSW18 này có hàm lượng nước cao và lượng tinh bột thấp nên khi ăn trực tiếp mùi vị tươi ngon như hoa quả chín, không ngái.
Giống ngô mới này, có độ ngọt 18 độ Brix, trong điều kiện canh tác tốt có thể đạt đến 20 độ Brix như trồng tại SaPa. Tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều như đường glucose nên người tiểu đường hay ăn kiêng hoàn toàn có thể dùng được.

SSW18 (siêu ngọt) được lai đơn giữa hai dòng bố mẹ (không sử dụng biến đổi gen) do nhóm nghiên cứu chọn tạo trong nước thực hiện nên hình thái bề ngoài giống bắp (ngô) nếp, nhưng khi cắt lát bên trong, hạt sẽ có màu trong của thạch kèm hàm lượng nước cao.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, SSW18 (ngô siêu ngọt) phát triển khỏe, lớn nhanh. Tuy nhiên năng suất sản lượng ở mức trung bình, không quá cao như các loại: ngô nếp, ngô tẻ hiện nay.
Thời gian từ lúc gieo trồng SSW18 đến thu hoạch bắp tươi là 70 đến 80 ngày tùy vào từng vùng, vụ trồng và thời tiết với năng suất có thể đạt từ 10 – 12 tấn/ha.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học về cây trồng cũng đang thử nghiệp giống ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và áp dụng công nghệ cao và canh tác nhằm nâng cao chất lượng bắp, độ ngọt và khả năng chóng chịu tốt với sâu bệnh hại.
Tìm hiểu thêm các bài viết khác về Cây Bắp tại đây!