Để cây ớt phát triển tốt, cho năng suất cao thì việc sử dụng phân bón là bước không thể thiếu. Có nhiều loại phân bón khác nhau có thể sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ớt. Hãy cùng Sinh Học Châu Á tìm hiểu đặc điểm của các loại phân bón dùng trong việc trồng cây ớt ở bài viết dưới đây!
1. Các yêu cầu khi sử dụng các loại phân bón cho cây ớt
Trong quá trình trồng ớt có sẽ có bón lót và bón thúc cho cây ớt. Bón lót cho cây được thực hiện trước khi tiến hành trồng cây con thường kết hợp với quá trình xử lý đất.
Hỗn hợp bón lót chứa một số thành phần sau: Phân NPK + Phân chuồng hoai mục + Tro hoặc trấu hun hoặc xơ dừa + Đất mặt đã được làm nhỏ.
Sau khi trồng cây xuống vườn thì tiến hành bón thúc để cung cấp đầy đủ và kịp thời các dưỡng chất cần thiết cho cây; đồng thời giúp cây tăng cường sức đề kháng, chống chịu tốt sâu bệnh hại.
Nguyên tắc khi bón thúc
Liều lượng và số lần bón:
- Liều lượng phân bón cho cây ớt sẽ phụ thuộc vào sự biến thiên của nhiều yếu tố như là: loại phân, đặc tính đất, nhu cầu cây trồng, điều kiện ngoại cảnh,…
- Đất trồng nghèo dinh dưỡng, cơ giới nhẹ, giữ dinh dưỡng kém thì nên chia thành nhiều đợt bón.
- Một số giống lai có nhu cầu phân bón nhiều hơn các giống địa phương
Loại phân bón cho cây ớt được sử dụng:
- Hạn chế sử dụng phân vô cơ, phân chuồng chưa hoai mục để bón cho ớt.
- Ưu tiên và tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh,…
- Đối với các ruộng ớt trồng theo phương pháp màng phủ thì nên sử dụng các loại phân dễ hòa tan rồi phun qua lá để cây hấp thu dinh dưỡng tối ưu nhất.
Trong quá trình sử dụng phân bón cho cây ớt phải đảm bảo:
- Sử dụng đúng loại phân bón
- Sử dụng đúng liều lượng và cân đối giữa các nhóm
- Bón phân đúng lúc, đúng thời điểm
- Bón đúng đối tượng chính
- Bón đúng cách
2. Đặc điểm của một số loại phân bón cho cây ớt được sử dụng phổ biến hiện nay
Phân Đạm (Ure)

Phân Ure là loại phân bón gần như không thể thiếu trong việc canh tác ớt. Trên thị trường hiện nay có vô số các loại phân ure có tỷ lệ hàm lượng nito (N) khác nhau. Ở cây ớt hàm lượng %N thích hợp trong khoảng 44 – 48%N.
Đặc điểm của phân Ure trên thị trường hiện nay:
- Dạng tinh thể màu trắng, hạt hình tròn, dễ hòa tan trong nước, có khả năng hút ẩm mạnh.
- Dạng viên, kích thước hạt rất nhỏ, được bổ sung thêm chất chống ẩm trong thành phần. Dạng phân này được sử dụng phổ biến hơn.
- Phân Ure khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng dễ bị bốc hơi.
- Khi hòa Ure để phun trên lá nên pha loãng với nồng độ 0,5 – 1,5% để tránh tình trạng nóng cây.
- Trên nền đất bị nhiễm phèn, nhiễm chua thì tác dụng của Ure bị hạn chế.
- Ure (có gốc Amon) khi sử dụng kết hợp với phân có tính kiềm sẽ làm cho đất bị cứng, lượng đạm dễ bốc hơi.
Phân lân Supe

Supe lân hay còn gọi là supephotphat, trong loại phân này có chứa từ 16 – 20% P2O5 cùng một hàm lượng lớn thạch cao.
Đặc điểm Supe lân:
- Phân có màu trắng, vàng nhạt, hoặc xám. Phân thường nằm ở dạng bột mịn, môt số ít được sản xuất dưới dạng viên.
- Phân supe lân dễ hòa tan và ít bị rửa trôi hơn phân đạm.
- Bản chất supe ít hút ẩm, tuy nhiên trong quá trình bảo quản nếu không cẩn thận phân cũng có thể bị vón cục, bị nhão,…
- Không nên bảo quản supe lân trong vật chứa làm bằng sắt vì sẽ dễ bị ăn mòn.
Phân Kali
Phân Kali cũng là một trong những loại phân thiết yếu có quá trình phát triển của cây ớt. Hiện nay trên có hai dạng phân Kali được sử dụng là Kali clorua và Kali sulfat. Tuy nhiên trong việc sử dụng Kali để bón cho cây ớt thì thường sử dụng kali sulfat trắng.

Phân Kali Clorua:
- Phân có màu hống nhạt pha lẫn các hạt màu trắng, thường có dạng bột.
- Phân có khả năng hòa tan mạnh trong nước, dễ hút ẩm.
Phân Kali Sulfat:
- Phân có dạng tinh thể, kích thước nhỏ, mịn, có màu trắng; được sử dụng nhiều trong trồng ớt, do trong phân có thêm nguyên tố lưu huỳnh rất cần thiết cho cây ớt.
- Phân Kali Sulfat dễ tan trong nước, ít hút ẩm.
Bên cạnh các loại phân bón trên thì còn nhiều loại phân phân bón cho cây ớt khác được sử dụng. Để tiện lợi cho quá trình canh tác, thường người ta sẽ dùng các loại phân bón hỗn hợp với tỷ lệ thành phần khác nhau.
Mời bà con cùng đón xem một số thông số phân bón cho cây ớt ở bài viết tiếp theo!
> Xem thêm: Xử lý giá thể và đất trồng ớt như thế nào để cây phát triển?